Vụ th.ảm k.ịch máy bay khiến 179 người th.iệt m.ạng ở Hàn Quốc: Sau gần 1 tuần vẫn chưa tìm hết được thithe, mới bàn giao được 42 n ạ n nh ân
Giới chức Hàn Quốc bắt đầu cẩu phần đuôi máy bay Jeju Air để tìm kiếm thi thể nạn nhân, gần một tuần sau thảm họa hàng không khiến 179 người ch:ết.
Theo báo VnExpress đưa tin, giới chức Hàn Quốc đến nay đã nhận dạng được toàn bộ 179 thithe nhưng mới bàn giao được 42 nạn nhân cho người nhà.
Sử dụng một chiếc cần cẩu lớn màu vàng, giới chức Hàn Quốc chiều 3/1 bắt đầu nhấc phần đuôi cháy sém và các bộ phận khác của máy bay, trong đó có động cơ, lên khỏi mặt đất để phục vụ công tác điều tra và tìm kiếm thithe nạn nhân.
“Hôm nay, chúng tôi sẽ cẩu phần đuôi máy bay khỏi mặt đất”, Na Won-ho, đội trưởng đội điều tra cảnh sát tỉnh Nam Jeolla, cho biết trong cuộc họp báo ở sân bay quốc tế Muan. “Chúng tôi hy vọng tìm được các bộ phận thithe còn kẹt lại ở khu vực này”.
Chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ Jeju Air chở 181 người từ Thái Lan tới Hàn Quốc hạ cánh khẩn cấp bằng bụng xuống sân bay Muan hôm 29/12/2024 do sự cố đâm phải chim. Tuy nhiên, máy bay đã không thể giảm được tốc độ khi trượt trên đường băng và đâm vào tường rào bêtông ở rìa sân bay.
Phần đuôi máy bay gãy lìa, hai tiếp viên ngồi tại khu vực này sống sót. Toàn bộ phần thân phía trước vỡ nát và cháy rụi hoàn toàn, khiến 175 hành khách và 4 thành viên tổ lái thiệt mạng.
5 ngày sau thảm kịch, lực lượng cảnh sát, quân đội và điều tra viên Hàn Quốc vẫn tìm kiếm các phần thithe nạn nhân và đồ đạc, tài sản của họ quanh hiện trường tai nạn, với hy vọng có thể bàn giao thithe nguyên vẹn cho gia đình.
Hiện chưa rõ nguyên nhân tai nạn. Bộ Giao thông Hàn Quốc cho biết có thể mất từ 6 tháng tới ba năm để đưa ra kết luận cuối cùng.
Cảnh sát Hàn Quốc đã khám xét văn phòng Jeju Air và đơn vị điều hành sân bay Muan ngày 2-3/1, nhằm tìm kiếm hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động vận hành bay cũng như hình ảnh giám sát về đường bay của phi cơ trước tai nạn.
Các điều tra viên cũng đang xem xét những cuộc trao đổi giữa đài kiểm soát không lưu và phi cơ, cũng như tính hợp lý của bức tường bê tông đặt hệ thống hỗ trợ hạ cánh ở hai đầu đường băng. Bức tường kiên cố cao hơn 2 mét này được coi là nguyên nhân khiến máy bay vỡ nát và bốc cháy.
Thân nhân của những người thiệt mạng đang đổ về hiện trường tai nạn để tưởng niệm, nhận lại đồ vật tùy thân và thithe người nhà. Giới chức đến nay đã nhận dạng được toàn bộ 179 thithe, nhưng mới bàn giao được 42 thithe cho người nhà.
Sáng ngày 3/1, báo Tuổi trẻ có đăng tải bài viết: “Hé lộ khoảnh khắc cuối cùng gây xúc động mạnh của phi công Jeju Air trước thảm kịch”, thông tin thêm về vụ việc đã xảy ra.
Đoạn video ghi lại nỗ lực đến giây phút cuối cùng của phi công điều khiển máy bay của Jeju Air gặp nạn khiến 179 người thiệt mạng gây xúc động mạnh.
Ngày 3-1, một đoạn video cảm động ghi lại khoảnh khắc cuối cùng của vị phi công điều khiển máy bay mang số hiệu 7C 2216 của Hãng hàng không Jeju Air gặp nạn ngày 29-12 khiến 179 người thiệt mạng đã được lan truyền trên mạng xã hội.
Rất nhiều người đã thể hiện sự tiếc thương và ngưỡng mộ trước nỗ lực đến giây phút cuối cùng của người phi công trước thảm kịch, báo Korea Times đưa tin.
Đoạn video với tiêu đề “Khoảnh khắc cuối cùng của phi công” đã được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội ở Hàn Quốc.
Theo đó, trong hình ảnh cắt ra từ đoạn video, phi công dường như đã cố gắng đưa tay về phía bàn điều khiển trong buồng lái ngay trước khi máy bay đâm vào bức tường bê tông và phát nổ.
“Ngay cả vào những giây cuối cùng của cuộc đời, bàn tay anh ấy vẫn cố gắng vươn tới chạm vào bàn điều khiển. Tôi tin rằng anh ấy đã làm tất cả những gì có thể rồi”, người chủ video bình luận.
Mặc dù danh tính của vị phi công xuất hiện trong video vẫn chưa được xác minh, rất nhiều người đã để lại bình luận bày tỏ niềm tin rằng phi công đã dũng cảm cố gắng giảm thiểu thảm họa.
Họ đồng cảm với nỗi sợ hãi tột độ và tuyệt vọng mà phi công đã trải qua trong giây phút đối mặt với cái ch.ết.
“Anh ấy đã xử lý rất tốt cú hạ cánh bằng bụng thử thách đó, để rồi cuối cùng lại phải đối mặt với bức tường bê tông xuất hiện đột ngột trên đường băng. Nghĩ đến những suy nghĩ của anh ấy trong giây phút cuối cùng này làm tôi rơi nước mắt”, một người dùng để lại bình luận.
“Máy bay cứ lao về phía và bức tường thì ngày một gần lại… Nỗi sợ hãi và bất lực chắc hẳn là không thể tưởng tượng nổi”, một người dùng khác chia sẻ.
Trong cuộc họp báo vào ngày 31-12, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc đã khẳng định rằng nếu cả hai động cơ máy bay đều hỏng, các hệ thống thủy lực có thể gặp trục trặc và gây ảnh hưởng đến càng đáp.
“Tuy nhiên, trong tình huống toàn bộ hệ thống bị hỏng, vẫn có một cần gạt thủ công có thể sử dụng”, một quan chức của bộ cho biết.
Theo các chuyên gia hàng không, nhiều khả năng phi công đã phải điều khiển máy bay thủ công trong lúc xảy ra tai nạn.
Giáo sư Jeong Yun Sik, chuyên ngành vận hành hàng không tại Đại học Công giáo Kwandong, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với chương trình News Show của Đài CBS rằng những tình huống như vậy đòi hỏi nỗ lực xử lý rất lớn.
“Nếu cả hai động cơ và hệ thống thủy lực đều không hoạt động, phi công phải dựa vào hệ thống điều khiển thủ công bằng dây cáp. Điều này đòi hỏi sức mạnh đáng kể và rất có thể cả cơ trưởng lẫn cơ phó đã phải cùng nhau điều khiển”, ông nói.