Xe bồn chở gas đã bất ngờ phát n ổ ở miền tây Ấn Độ, ít nhất 14 người th iệt m ạng và 40 người khác bị thương

Xe bồn chở gas đã bất ngờ phát n ổ ở miền tây Ấn Độ, ít nhất 14 người th iệt m ạng và 40 người khác bị thương

Ngay sau đó, rất nhiều xe cứu hỏa và xe ủi đất đã được điều động tới hiện trường để khống chế ngọn lửa. Báo cáo của tờ Times of India cho thấy, đã có ít nhất 14 người th iệt m ạng trong vụ việc, 40 người khác bị thương, bao gồm 28 người trong tình trạng ng uy k ịch.

Theo các nhân chứng, con đường nơi vụ việc xảy ra được biết đến như một địa điểm thường xuyên xảy ra va chạm giao thông. Tiểu bang Rajasthan cũng là một trong những địa phương có số người t u v o n g vì t ai n ạn giao thông cao nhất ở Ấn Độ trong năm 2023.

Ngay sau khi nhận được tin báo từ người dân, lực lượng chữa cháy tại chỗ phường Thượng Đình, Cảnh sát PCCC Công an quận Thanh Xuân đã nhanh chóng đến hiện trường xử lý dứt điểm sự cố. Do con ngõ nhỏ nên lực lượng PCCC đã cử cán bộ cùng xe cứu hỏa cơ động vào tận hiện trường, đồng thời có các cán bộ và xe cứu hỏa hỗ trợ từ bên ngoài.

Theo tìm hiểu của PV, đám cháy xuất phát từ ngôi nhà trong ngõ số 40, phố Cự Lộc, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Sau khi lực lượng chức năng đến hiện trường, vụ cháy được xác định do người dân có kho nồi thịt đặt trên bếp quên tắt chế độ hẹn giờ và đi ra ngoài. Hậu quả, nồi thịt kho của gia chủ cháy khét, khói và mùi bốc ra bên ngoại, khiến người hàng xóm hoảng hốt gọi cho lực lượng chức năng.

Hình ảnh nồi thịt kho bị cháy do người dân chia sẻ

Người dân trong ngõ xôn xao

Cảnh sát PCCC đi vào tận ngõ

Khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy

Tình huống gây cháy nổ từng xảy ra có liên quan đến ý thức và sự lơ đãng của người dân, nhất là tiết miền Bắc đang bước vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, vật liệu khô nỏ, đây là thời điểm rất dễ xảy ra cháy, nổ. Để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại gây ra trong dịp này.

Bộ Công an từng đưa ra các khuyến cáo các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC và CNCH:

1. Kỹ năng PCCC đối với hộ gia đình
– Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt: Khi đun nấu, thắp hương thờ cúng…, sử dụng các thiết bị đốt nóng, sửa chữa, thi công… (gây phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt) phải có người trông coi.

– Không buôn bán, tàng trữ trái phép các chất dễ cháy, nổ. Sử dụng an toàn các chất dễ cháy trong sinh hoạt hàng ngày, không tàng trữ chất dễ cháy như xăng dầu, gas trong gia đình.

– Sắp xếp đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt (tủ điện, ổ cắm điện…) ít nhất 0,5m

– Hệ thống điện phải có thiết bị bảo vệ chống quá tải, chập mạch; không cắm nhiều thiết bị tiêu thụ điện vào một ổ cắm; tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, khi đi ngủ hoặc khi ra khỏi nhà…

– Đầu tư lắp đặt các thiết báo cháy, báo rò rỉ gas, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay, nước, chăn,… để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh. Chủ động phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra (dự kiến lối thoát thứ 2, thứ 3…); chuẩn bị mặt nạ phòng độc, chăn, mền, khăn vải nhúng nước để che chắn mặt, cơ thể khi phải thoát qua các vùng, khu vực có khói lửa bao trùm.

2. Kỹ năng thoát nạn khi có cháy ở hộ gia đình

Trong các vụ cháy, người chết chủ yếu là do ngạt khói khí độc trước khi chết cháy. Khi phát hiện xảy cháy trong hộ gia đình, cần phải:

– Bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả các thành viên trong gia đình biết để mau chóng di chuyển ra ngoài, ra nơi an toàn qua cửa chính hoặc cửa phụ.

– Trong quá trình thoát hiểm ở vùng có nhiều khói, hãy dùng khăn, vải thấm nước che kín miệng, mũi và cúi thật thấp người để tránh nguy cơ bị ngạt khói, men theo tường và di chuyển đến lối thoát nạn an toàn.

– Trường hợp lối cửa chính đã bị lửa, khói bao trùm hãy nhanh chóng tìm và mở lối thoát khác: Qua ban công, cửa sổ sang nhà bên cạnh hoặc thoát xuống mặt đất bằng thang, thang dây… hoặc trổ lối thoát lên mái nếu là mái nhà kết cấu bằng các loại tấm lợp…; tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh…Trường hợp không còn lối thoát nào khác hãy dùng chăn thấm ướt, trùm kín người, cố gắng thoát qua đám cháy một cách nhanh nhất có thể.

– Trường hợp lối và đường thoát nạn bị nhiễm khói, lửa mà không thể thoát ra ngoài theo lối cầu thang bộ ra cửa chính, nhanh chóng sử dụng khăn vải, băng dính chèn và gián vào khe cửa để khói, khí độc không lan được vào phòng đang ở, đi chuyển ra ban công, gọi to, ra hiệu, sử dụng những vật dụng để báo động cho những người xung quanh được biết, đồng thời gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát PCCC qua số 114. Lưu ý thông tin chính xác cho lực lượng chức năng số lượng người bị nạn, tình trạng người bị nạn và vị trí người bị nạn.

3. Xử lý khi phát hiện rò rỉ gas

– Cảnh báo cho mọi người xung quanh biết để di chuyển ra nơi an toàn hoặc tham gia cùng xử lý;
– Cách ly nguồn lửa, nguồn nhiệt với khu vực có gas rò rỉ;

– Tuyệt đối không được bật lửa, làm phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt; không bật/tắt thiết bị điện; không sử dụng điện thoại; không đi giầy, guốc có đế kim loại trên nền gạch;

– Khóa van, nguồn cung cấp gas;

– Mở tất cả cửa ra vào và cửa sổ để thông gió khu vực gas rò rỉ;

– Báo nhà cung cấp gas hoặc cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH, số máy 114 để được hỗ trợ.

4. Kỹ năng thoát nạn khi có cháy ở nhà cao tầng
– Bình tĩnh suy xét, tìm và di chuyển ra lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn Exit hoặc nghe thông báo hướng dẫn qua hệ thống truyền thanh; trên đường đi hãy thông báo cho người ở các phòng lân cận biết có cháy đang xảy ra;

– Trong quá trình thoát nạn ở vùng có nhiều khói, khí độc hãy dùng mặt nạ phòng độc (nếu có) hoặc dùng khăn, vải thấm nước che kín miệng, mũi và di chuyển thấp người để tránh nguy cơ bị ngạt khói, men theo tường và di chuyển đến lối thoát nạn an toàn;

– Nếu phải băng qua lửa hãy dùng chăn, áo, khăn… nhúng nước rồi trùm kín người, cố gắng thoát qua đám cháy một cách nhanh nhất có thể;

– Khi mở cửa phòng để di chuyển sang khu vực khác hoặc đến lối thoát nạn cần kiểm tra nhiệt độ trước khi mở bằng cách đặt tay lên cửa; khi mở cần tránh mặt, tránh người sang một bên đề phòng lửa tạt; nếu nhiệt độ quá cao tuyệt đối không được mở và tìm lối thoát khác;

– Khi di chuyển thoát nạn tuyệt đối không được sử dụng thang máy, không được nhảy từ các tầng cao xuống phía dưới;

– Trường hợp lối cầu thang bộ bị nhiễm khói và khu vực bị cháy ngay bên dưới nơi mình sinh sống và không thể di chuyển thoát ra lối cửa chính, không thể di chuyển xuống phía dưới thoát nạn, nhanh chóng di chuyển lên các tầng phía trên, cách tầng bị cháy từ 3 đến 4 tầng, di chuyển vào phòng nào đó, dùng băng dính dán kín các khe cửa để ngăn khói tràn vào phòng, di chuyển ra ban công, cửa sổ và gọi to, dùng đồ vật sáng màu ra hiệu, kêu cứu, gọi điện báo cho Cảnh sát PCCC và CNCH số máy 114 hoặc báo cho người thân ngoài tòa nhà.

5. Kỹ năng PCCC và thoát nạn ở quán bar và karaoke
– Trước khi có hoạt động vui chơi cần quan sát kỹ các lối thoát nạn đề phòng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra thì xử lý được kịp thời và an toàn cho chính bản thân mình;
– Khi tham gia vui chơi, giải trí cần chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; không mang chất cháy, chất nổ đến những nơi này;
– Khi phát hiện cháy hãy bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho mọi người biết để mau chóng di chuyển ra ngoài, ra nơi an toàn qua cửa chính, qua cầu thang thoát hiểm, không được sử dụng thang máy.

– Trong quá trình thoát hiểm ở vùng có nhiều khói, hãy dùng khăn, vải thấm nước che kín miệng, mũi và cúi thật thấp người để tránh nguy cơ bị ngạt khói, men theo tường và di chuyển đến lối thoát nạn an toàn;

– Trường hợp lối cửa chính đã bị lửa, khói bao trùm hãy nhanh chóng tìm và mở lối thoát khác như qua ban công, cửa sổ, sân thượng sang nhà bên cạnh hoặc thoát xuống mặt đất bằng thang, thang dây…; tuyệt đối không trú ẩn trong phòng, trong nhà vệ sinh…

Trường hợp không còn lối thoát nào khác hãy dùng áo, quần thấm ướt, trùm lên đầu và người cố gắng thoát qua đám cháy một cách nhanh nhất có thể.

6. An toàn PCCC ở chợ, trung tâm thương mại
* Đối với Ban quản lý:

– Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ;

– Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy; lắp đặt thiết bị bảo vệ (áptomát) cho toàn bộ hệ thống điện, cho từng tầng, từng nhánh, từng ngành hàng và từng quầy, sạp của hộ kinh doanh;
– Bố trí dãy hàng, ngành hàng không cháy hoặc khó cháy xen kẽ giữa các ngành hàng, dãy hàng dễ cháy;

– Không làm thêm mái che, mái vẩy; không bố trí quầy sạp, bãi để xe và không để vật tư, hàng hóa trong khoảng cách ngăn cháy giữa các khối nhà của khu vực chợ với các khu vực lân cận;

– Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động theo quy định; trang bị phương tiện chữa cháy phục vụ việc thoát nạn, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy;

– Thành lập Đội PCCC cơ sở có đủ lực lượng để tổ chức thường trực, tuần tra phát hiện cháy; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, hướng dẫn thoát nạn và cứu người cho lực lượng này; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu người trong tình huống xẩy ra cháy phức tạp nhất;

admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *