Vật thể nào nhỏ hơn Trái Đất nhưng có thể ‘cuốn bay’ hành tinh của chúng ta?

Vật thể nào nhỏ hơn Trái Đất nhưng có thể ‘cuốn bay’ hành tinh của chúng ta?

Vật thể có thể làm cho Trái Đất biến mất sở hữu sức mạnh khủng khiếp, ngay cả các hành tinh hay mặt trăng xung quanh cũng phải chao đảo mỗi khi nó ‘lướt qua’.

Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Vật lý hạt nhân Santa Cruz và Trường Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) mới đây đã công bố một nghiên cứu quan trọng về các lỗ đen nguyên thủy (PBH) ngoài vũ trụ. Đây vốn là vật thể vô hình tồn tại từ những buổi bình minh vũ trụ, không chỉ có khả năng tác động mạnh mẽ đến Trái Đất mà còn có thể làm nhiều hành tinh và mặt trăng quanh Trái Đất chao đảo.

Về khái niệm, lỗ đen nguyên thủy là một loại lỗ đen giả thuyết được hình thành ngay sau Vụ nổ lớn (Big Bang). Trong vũ trụ sơ khai, mật độ cao và điều kiện không đồng nhất có thể đã khiến các vùng đủ dày đặc trải qua sự sụp đổ lực hấp dẫn, tạo thành các lỗ đen. Khối lượng của các hố đen còn tùy thuộc vào thời điểm sinh ra, dao động từ 1/100.000 chiếc kẹp giấy đến 100.000 lần Mặt Trời. Giả thuyết nhận được nhiều sự đồng thuận của các nhà khoa học đó làphần lớn PBH có khối lượng tương đương tiểu hành tinh Juno hoặc Eros.

Các lỗ đen nguyên thủy rất khó để con người nắm bắt vì chúng được tạo ra từ vật chất tối. Cho đến tận bây giờ, chưa có bất kì bằng chứng trực tiếp nào về PBH. Tuy nhiên, việc chúng nhiều lần làm chao đảo các hành tinh và mặt trăng lân cận Trái đất, tần suất ít nhất 1 lần/ thập kỷ, đã cho thấy sự tồn tại của chúng. Giả sử lỗ đen nguyên thủy đi ngang qua Trái Đất thì ít nhất nó sẽ gây ra phản ứng lắc lư, chao đảo.

Đặc biệt, khi PBH đủ mạnh và tiếp cận một hành tinh nào đó, có thể là Trái Đất, đủ gần thì việc nó cuốn bay hành tinh đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tác động này ngay cả khi không làm hành tinh xui rủi kia văng mất thì cũng khiến khoảng cách của nó với sao mẹ thay đổi, từ đó dẫn đến sự thay đổi về môi trường, khí hậu.

Kịch bản xấu nhất có lẽ khó có thể xảy ra khi các nhà khoa học tính toán được rằng một lỗ đen nguyên thủy có khối lượng tiểu hành tinh đi qua khu vực cách Mặt Trời 2 đơn vị thiên văn (gấp đôi khoảng cách Mặt Trời – Trái Đất), thì sau nhiều năm quỹ đạo của các hành tinh và mặt trăng sẽ chao đảo từ 1 inch (2,54 cm) đến vài feet (1 feet = 30,48 cm). Như vậy, cùng lắm là Trái Đất sẽ bị chao đảo nhẹ chứ xác suất bị cuốn by là rất thấp.

admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *